Những Sai Lầm Mắc Phải Khi Xây Nhà

Việc xây nhà là việc hệ trọng của cả đời người. Trong quá trình xây dựng nhà sẽ có rất nhiều những sai sót, sai lầm mà bạn cần phải đặc biệt lưu tâm nếu như không muốn gây tổn hại đến chi phí xây dựng. Trong bài viết này, hãy cùng MKB Việt Nam điểm qua những sai lầm dễ mắc phải khi xây nhà.

Không Lập Kế Hoạch Kỹ Lưỡng

Thiếu kế hoạch chi tiết và không xác định rõ yêu cầu, ngân sách, và thời gian hoàn thành dự án có thể dẫn đến sai sót và dẫn đến tăng chi phí lên rất nhiều.

Một ví dụ cho việc thiếu kế hoạch chi tiết đó là việc chi phí vượt dự tính ban đầu. Theo quan niệm của các cụ, sau khi làm nhà xong hay gặp vận xui, nhưng thực ra đó chính là kết quả của việc bạn không có kế hoạch từ đầu dẫn đến khi làm xong nhà, chi phí vượt dự kiến quá nhiều, gây áp lực lên cuộc sống làm bạn cảm thấy mệt mỏi và hệ quả là một loạt các phiền phức xảy ra.

Để khắc phục vấn đề này, bạn nên dành thời gian để lên kế hoạch cụ thể từng giai đoạn, có thể tham khảo hoặc nhờ bên có kinh nghiệm giúp thực hiện giai đoạn này, giảm thiểu sai sót và sát thực tế nhất.

Xem Thêm : CÁC BƯỚC CẦN THỰC HIỆN TRƯỚC KHI XÂY NHÀ

Chọn Nhà Thầu Không Cẩn Thận

Lựa chọn nhà thầu không chuyên nghiệp và có kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình và thời gian hoàn thành. Cụ thể như là việc không đảm bảo an toàn về mặt kết cấu, thẩm mỹ và kéo dài tiến độ, chi phí không rõ ràng, minh bạch và rất nhiều vấn đề khác làm ảnh hưởng đến công trình.

Việc chọn nhà thầu là vô cùng quan trọng và đòi hỏi bạn cần có thời gian để tìm tòi, nghiên cứu, đánh giá các nhà thầu cũng như xem những công trình mà họ đã hoàn thành để có cái nhìn khách quan nhất.

Thiết Kế Không Phù Hợp 

Việc thiết kế không hợp lý, không phù hợp với khí hậu, mục đích sử dụng, và không tối ưu hóa không gian sống có thể gây ra khó khăn trong việc sử dụng và bảo trì. Cụ thể của việc thiết kế không hợp lý như:

  • Thiếu tính thẩm mỹ
  • Không đáp ứng đc nhu cầu khi sử dụng, giảm yếu tố tiện nghi, gây khó chịu trong quá trình sử dụng như là việc quá lạm dụng phong thủy.
  • Không phù hợp với quy định của pháp luật (đặc biệt trong các khu vực danh lam thắng cảnh, khu di tích văn hóa…)
  • Thiết kế không hợp lý dẫn đến tăng chi phí xây dựng, lãng phí tài nguyên cũng như ảnh hưởng đến tài chính.

Để khắc phục vấn đề về thiết kế, bạn nên tìm hiểu kỹ đơn vị thiết kế, người chủ nhiệm công trình, tham khảo các quy chuẩn xây dựng và đặc biệt cần xem xét kỹ hồ sơ khi đơn vị thiết kế đưa ra trong từng giai đoạn, nếu cần thiết có thể yêu cầu đơn vị thiết kế bảo vệ, giải trình. Nếu có điều kiện, bạn nên thuê một đơn vị độc lập thẩm định lại hồ sơ để đảm bảo tính hợp lý cho bộ hồ sơ thiết kế..

Giai đoạn thiết kế là giai đoạn quan trọng bậc nhất trong quá trình xây nhà. Vì thế, bạn cần đặc biệt lưu tâm và tìm hiểu kỹ khi thực hiện thiết kế nhà.

Sử Dụng Vật Liệu Kém Chất Lượng

Rất nhiều người muốn tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng vật liệu kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến độ bền và an toàn của ngôi nhà, tuy nhiên việc này nếu ko lựa chọn vật liệu đúng cách sẽ gây rất nhiều hệ lụy, ví dụ như:

  • Gây tác động xấu đến tính an toàn của công trình: giảm độ bền và độ an toàn của công trình, gây ra nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là các vật liệu chịu lực như cốt thép, bê tông, hệ giàn giáo, ván khuôn. Khi các hạng mục này ko đảm bảo chất lượng, việc mất an toàn trong quá trình thi công rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người trong quá trình thi công và sinh hoạt sau này, đặc biệt là việc sửa chữa lại các sai lầm thường phải trả giá đắt, nhẹ thì phải bổ sung, nặng thì phải đập ra làm lại, đặc biệt gây mất an toàn cho con người sinh sống trong chính ngôi nhà.
  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình: sử dụng vật liệu kem kém chất lượng làm giảm giá trị và sự hấp dẫn của căn nhà. Vì thế nên cần phải liên tục sửa chữa, thay thế, tăng chi phí bảo trì và thời gian sửa chữa.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Sử dụng vật liệu kém chất lượng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, ví dụ như phát sinh các chất độc hại, gây ra các vấn đề về hô hấp,…

Để lựa chọn vật liệu một cách thông minh, bạn nên tìm đến các vật tư, vật liệu chính hãng, nên tìm hiểu cùng một lúc nhiều thương hiệu từ thấp đến cao để có được lựa chọn phù hợp và tiết kiệm. Bạn cần tránh tuyệt đối việc lựa chọn vật liệu tái chế, trôi nổi, không có chế độ bảo hành.

Không Đảm Bảo Giấy Tờ Pháp Lý 

Việc thiếu giấy tờ pháp lý như giấy phép xây dựng, đất đai, và quy hoạch có thể gây ra rắc rối và mất thời gian sau này.

Bạn nên tìm hiểu và thực hiện đầy đủ các yêu cầu liên quan đến pháp lý để ngôi nhà luôn luôn được bảo vệ, tránh những trường hợp vi phạm đáng tiếc, gây phát sinh chi phí, tốn kém thời gian sau này.

Không Kiểm Tra Tiến Độ Và Chất Lượng Của Công Trình 

Khi không kiểm tra tiến độ và chất lượng công trình dẫn đến một số sai lầm đáng tiếc, dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra:

Không kiểm soát được tiến độ dẫn đến việc phối hợp giữa các hạng mục không hợp lý dẫn đến nhiều sai sót, chồng chéo, hoặc phát hiện muộn các vấn đề, gây lãng phí tài nguyên, tăng chi phí và giảm chất lượng công trình. Nếu không kiểm tra tiến độ, chủ đầu tư có thể không biết được công trình đã được hoàn thành đến đâu, dẫn đến việc xây dựng kéo dài hơn thời gian dự kiến.

Nguy cơ an toàn và tai nạn lao động: Nếu không kiểm tra chất lượng, công trình có thể không đạt tiêu chuẩn an toàn, dẫn đến các tai nạn và thương tích.

Ảnh hưởng đến uy tín và giá trị của công trình: Nếu không kiểm tra tiến độ và chất lượng, công trình có thể không đạt được giá trị kinh tế và thẩm mỹ, ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư.

Để khắc phục các sai lầm này, bạn nên thường xuyên kiểm tra tiến độ, chất lượng, trao đổi thường xuyên với các tổ đội, nắm bắt được tiến độ chung để cùng có quyết định phù hợp, nếu bạn không có thời gian và chuyên môn, bạn nên cân nhắc đến việc thuê người có chuyên môn và tập trung thời gian giám sát, điều phối công trình giúp mình.

Không Dự Phòng Ngân Sách Và Thời Gian

Không có dự phòng ngân sách và thời gian sẽ gây ra khó khăn khi gặp sự cố bất ngờ trong quá trình xây dựng, các vấn đề chủ yếu trong sai lầm này như:

Không đủ tiền để hoàn thành công trình: Nếu không có dự phòng ngân sách, chủ đầu tư có thể không đủ tiền để hoàn thành công trình, dẫn đến việc tạm ngừng hoặc gián đoạn quá trình xây dựng.

Chi phí tăng cao: Nếu không có dự phòng ngân sách, chủ đầu tư có thể phải chi thêm tiền cho các vật liệu và dịch vụ, dẫn đến tăng chi phí xây dựng.

Thời gian xây dựng kéo dài: Nếu không có dự phòng thời gian, việc xây dựng có thể bị gián đoạn hoặc kéo dài hơn thời gian dự kiến, dẫn đến chi phí tăng cao và ảnh hưởng đến kế hoạch của chủ đầu tư.

Vì vậy bạn nên tính toán kỹ chi phí ngay từ giai đoạn chuẩn bị, lựa chọn phương án tối ưu phù hợp với tài chính của gia đình và có một khoản dự trù để để đảm bảo tính an toàn, tiết kiệm.

Xem thêm : Báo giá xây dựng biệt thự mới nhất 2023

Trên đây là một số sai lầm đáng tiếc khi xây dựng nhà, hy vọng với các nội dung chúng tôi đã nêu ở trên và một số giải pháp khắc phục, bạn sẽ có thêm các kiến thức khi xây nhà, giúp cho quá trình xây dựng thuận lợi hơn, công trình sẽ an toàn và tiết kiệm chi phí.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.